Các loại trái cây nên tránh khi mắc bệnh gout


Share

Gout có thể gây biến chứng sang sỏi thận do muối urat và calci oxalate lắng đọng tại các tổ chức thận. Người bệnh nên tránh hoặc hạn chế các loại quả có chứa oxalate nhằm giảm sự hình thành sỏi thận.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, xảy ra khi các tinh thể muối urat (muối của acid uric) lắng đọng trong các khớp xương gây sưng và đau. Đây là bệnh có yếu tố di truyền, đặc biệt phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi, tuy nhiên, phụ nữ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi gout. Những nguyên nhân khác có thể gây bệnh gout là uống nhiều rượu, nhiễm trùng hoặc hội chứng chuyển hóa… Khi mắc Bệnh gout, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt, nên hạn chế ăn các loại quả có chứa hàm lượng oxalate cao để giảm sự hình thành sỏi thận.

Trái cây chứa hàm lượng oxalate cao

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học New York (Mỹ), nếu được chẩn đoán mắc bệnh gout, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc sỏi thận hơn.

Sỏi thận có thể hình thành từ muối của acid uric hoặc calci oxalate. Các loại hoa quả có thể không gây hình thành acid uric nhưng rất dễ làm kết tủa calci oxalate trong thận. Vì vậy, duy trì mức oxalate thấp trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm sự hình thành sỏi thận do calci oxalate. Hãy tham vấn ý kiến của bác sỹ về việc giới hạn oxalate trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả mà không phải lo lắng về nguy cơ mắc sỏi thận, giải pháp đang được các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh áp dụng là dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị gout. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng chứa chiết xuất từ trạch tả kết hợp cùng thổ phục linh, nhàu, hoàng bá… Sản phẩm giúp kiểm soát nồng độ acid uric, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout, cải thiện các triệu chứng mà không phải lo lắng về tác dụng phụ

Những loại thực phẩm có hàm lượng oxalate cao là chứa từ 26-99mg/khẩu phần, cụ thể là: quả vả, mơ khô, kiwi… Đại hoàng (rhubarb) cũng có chứa lượng oxalate cao.

Những loại trái cây chứa lượng oxalate trung bình

Hàm lượng oxalate của trái cây còn phụ thuộc vào độ chín, khí hậu nơi chúng được trồng cũng như điều kiện đất đai. Những loại quả chứa lượng oxalate trung bình là chứa khoảng 10-25mg oxalate/khẩu phần. Những loại quả này bao gồm cam, quýt, xoài, dâu tây, cam, mận, chanh, việt quất… Các chuyên gia thuộc đại học New York khuyến khích người mắc bệnh gout nên ăn các loại thực phẩm giàu calci và thực phẩm chứa lượng oxalate trung bình.

Trái cây có chứa lượng oxalate thấp

Trái cây có chứa lượng oxalate cao có thể dẫn đến hình thành sỏi thận nếu bạn bị gout. Lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa xương khớp và chuyên gia dinh dưỡng là lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe của bạn. Những loại trái cây chứa lượng oxalate thấp, từ 5-10mg mỗi khẩu phần là: Táo, mơ, bưởi, dưa, nho đỏ và nho xanh, anh đào, đào và dưa hấu.

Theo: Healthplus