Sự thật thoái hóa xương khớp có thể trị khỏi hoàn toàn được hay không ?

Cơ thể chúng ta có 3 giai đoạn hình thành, phát triển và thoái hóa, xương khớp cũng vậy. Xương luôn được tái tạo trong suốt cuộc đời, các tế bào xương mới liên tục được tạo ra đế thay thế cho các tế bào đã già cỗi. Bởi trong xương luôn diễn ra đồng thời hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Ở tuổi đang lớn, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc đó xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Đến tuổi trưởng thành, khối xương đạt giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh và duy trì đến năm 30 tuổi, lúc đó hai quá trình này cân bằng nhau. Sau tuổi 30, quá trình hủy xương thường lớn hơn quá trình tạo xương, xương bắt đầu suy yếu và khi đó xảy ra quá trình mất xương (giảm mật độ xương). Vậy sự thật thoái hóa xương khớp có thể trị khỏi hoàn toàn được không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này!

TÌM HIỂU VỀ BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP

Mục Lục

Bệnh lý về xương khớp bao gồm các bệnh như : viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp và các bệnh do thoái hóa như thoái hóa đốt sóng lưng, cổ, thoát vị đĩa đệm lưng ,cổ….

Bệnh lý xương khớp chủ yếu là do quá trình lão hóa các tế bào, một số chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện chính là chứng thoái hóa khớp và bệnh loãng xương. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Trong đó thoái hóa khớp chiếm 35% tổng số bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.

 

Người ta thường coi thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.

Bệnh lý cơ xương khớp có những triệu chứng diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên hết sức khó khăn

Việc ít vận động hoặc vận động quá mức đều khiến khớp bị thoái hóa, “bệnh văn phòng” chủ yếu đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng. Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh. Thông thường độ tuổi trung bình khi bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này.

CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP

  1. Đau

Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh).

Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều.

Đau nhiều có co cơ phản ứng.

  1. Hạn chế vận động

Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Do hạn chế vận động, cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu “phá gỉ khớp” vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động.

  1. Biến dạng

Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, goutte). Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong lõm.

  1. Các dấu hiệu khác

Teo cơ: do ít vận động.

Tiếng lạo xạo khi vận động: ít có giá trị vì có thể thấy ở người bình thường hoặc ở các bệnh khác.

Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP

Để khắc phục tình trạng bệnh, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ phục hồi nhanh hơn do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nên hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… khi chế độ tập luyện, ăn uống mà bệnh tình không giảm thì phải dùng đến thuốc để điều trị.

Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.

Chữa bệnh lý xương khớp bằng y học hiện đại

Do biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau nhức nên các thuốc kháng viêm, giảm đau được dùng để điều trị là số một. Tuy nhiên,thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau không điều trị khỏi hoàn toàn được.

Hiện có 2 nhóm thuốc kháng viêm thường được người bệnh sử dụng:

– Nhóm thứ nhất là thuốc giảm đau đơn thuần nosterois như: Paracetamol, piroxicam.meloxicam…được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc.

– Nhóm thứ hai là thuốc giảm đau sterois như: dexamethazol,depomedrol…bản chất là corticois.

Tuy nhiên:

Theo thống kê từ bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), mỗi năm có đến hàng trăm người bệnh mắc bệnh cơ xương khớp phải nhập viện cấp cứu vì tai biến sau dùng thuốc . Đa số các trường hợp là người bệnh mắc bệnh cơ xương khớp, nhưng đồng thời có kèm bệnh hen suyễn, bệnh tim mạch, thận, gan, và nhiều nhất là đau dạ dày.

Nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của các thuốc tây điều trị các bệnh đau xương khớp gây nên.

Khi dùng kéo dài có nhiều tác dụng phụ ,biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp… thậm chí tử vong, nhất là những người có sẵn tiền căn bệnh tiêu hóa và tim mạch.

Chữa bệnh lý xương khớp bằng thuốc nam gia truyền

Liệu thuốc nam gia truyền có làm ngăn chặn thoái hóa xương khớp, viêm đa khớp, thấp khớp?

Theo Đông y, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê, mỏi, nặng ở khớp đều thuộc chứng Tý, nghĩa là tắc nghẽn, không thông. Đông y cho rằng, so sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi,…khi điều trị chữa vào gốc bệnh loại trừ được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh sẽ hết mà không có tác dụng phụ.

Theo lương y Hoàng Tuyết Minh, xương khớp là bộ khung nâng đỡ toàn cơ thể, thế nhưng, bộ khung tưởng như cứng như thép với đá đó lại rất dễ bị tổn thương, bởi tác động của thời tiết như trời lạnh, ẩm thấp… Bệnh thấp khớp lại bắt nguồn từ bế tắc kinh lạc. Kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi và nếu kinh lạc bị tắc bởi ngoại tà, thì sẽ gây nhức mỏi khác khớp, rồi gây ra viêm khớp. Khí huyết không thông ở các hệ cơ bám ở các khớp, máu bơm đến kém, thì khớp cũng dễ bị thoái hóa, tổn thương.

Đến độ tuổi nhất định, cơ thể hấp thụ canxi kém, cũng gây nên bệnh thoái hóa. Những người làm việc vất vả, trong môi trường ẩm thấp, lội bùn, những người ít vận động cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thấp khớp. Từ những kiến thức cổ nhưng lại rất hiện đại, mà lương y Hoàng Tuyết Minh đã điều trị bệnh thấp khớp bằng cách dùng thảo dược nâng cao thể trạng, nâng cao chức năng thận, nạp dương khí cho người bệnh, trục khí lạnh, nâng cao khả năng hấp thụ can-xi cho cơ thể. Do chữa trị từ gốc ( căn nguyên của bệnh) nên các bệnh lý về xương khớp được khắc chế, giữ cho xương khớp luôn được ổn định, bền bỉ. Tuy nhiên không muốn bệnh tái lại thì chế độ vận động, tập luyện về sau của người bệnh phải điều độ và không gây tổn thương đến xương khớp. Lương y Hoàng Tuyết Minh căn dặn những người sử dụng thuốc và xương khớp đã ổn định, vận động không còn đau buốt, khó chịu nữa nên:

———————————————

MỌI YÊU CẦU TƯ VẤN, HỖ TRỢ, VUI LÒNG LIÊN HỆ THEO SỐ MÁY: 0963.015.446

Xem thêm:

  1. Kỳ lạ chuyện trị gout bằng… mảnh sành của lương y người Thái
  2. Cây thuốc kỳ dị khắc chế bệnh xương khớp của nữ lang người Thái