Chế độ ăn uống để phòng và điều trị bệnh gút

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat (Mono – sodium urat) hoặc acid uric gây nên viêm khớp và thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên.

Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Để trị bệnh gút và phòng những đợt kịch phát thì chế độ ăn là rất quan trọng.

Ông lang Giáy nắm giữ bí truyền cứu mạng người bệnh gout
• Những cây cỏ thần kỳ trị bệnh xương khớp, gút của ông lang Giáy
• ‘Thần y’ người Giáy và bài thuốc gút bí truyền chấn động miền Bắc

Tăng acid uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gút. Tăng acid uric máu là hậu quả của hai quá trình: Tăng sinh tổng hợp acid uric trong cơ thể; Giảm bài xuất acid uric qua thận. Ở bệnh nhân bị bệnh gút thường có kết hợp của hai quá trình trên vừa tăng sinh tổng hợp, vừa giảm bài xuất acid uric.
Cơ chất để tổng hợp acid uric là các nhân purin có nhiều trong thức ăn như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, bia có purin, cà phê, chè,… Rượu là thức uống làm giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận, hậu quả của tăng latat máu do rượu.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gút
Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ; bỏ rượu, thức uống có rượu, bia, cà phê, chè; Không giảm cân quá nhanh cho người béo quá mức. Cần giảm cân từ từ; Đủ nước thông tiểu nhưng không dùng cà phê, chè…
Những thức ăn người bị bệnh gút cần hạn chế và giảm bớt
Thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: hải sản, các loại lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn… cần hạn chế.

Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như củ đậu giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm của người bệnh gút.

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, ếch… Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Nhưng các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… ) nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.
Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.
Không uống rượu, bia, kể cả cơm rượu,…Hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút. Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh,…
Vậy người bệnh gút nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric; Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
Tốt nhất là uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút cấp tính
Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày
Đạm (Protein): 15% (0,8g/kg) = 40g = 160kcal
Béo: 20% = 35g = 315kcal
Bột – đường: 65% = 300g = 1.200kcal
Rau quả: tự do
Thực đơn lâu dài cho bệnh nhân gút
Như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn ít purin, hạn chế thức ăn nhiều purin; protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy thì đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 1 lạng/ngày.
Sau đây là hàm lượng purin trong 100g thức ăn (theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng) để bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp:
Nhóm 1: (chứa 0 – 15mg purin /100g thực phẩm) gồm: ngũ cốc, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả, hạt.
Nhóm 2: (chứa 50-150mg purin/100g thực phẩm): thịt, cá, hải sản, gia cầm, đỗ đậu.
Nhóm 3: (trên 150mg purin/100g thực phẩm): gan, óc, bầu dục, nước dùng thịt, nấm, măng tây.
Nhóm 4: (thức uống có khả năng gây đợt gút cấp): rượu, thức uống có rượu; bia (có purin); cà phê, chè (có chứa methyl purin khi bị ôxy hóa sẽ tạo thành methyl acid uric).

-ST-