Khu rừng dị thảo cứu mạng những người viêm gan, xơ gan cổ trướng

Cây thuốc kỳ quái với những chiếc lá hình lá gan người, giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh, đào thải các loại virus gây viêm gan, xơ gan.

Ông Lâm bên một cây thuốc quý

Ông Lâm bên một cây thuốc quý

Kỳ 1: Thảo dược hình lá gan

Lâu nay, thi thoảng “người rừng ung thư” Trần Ngọc Lâm lại gọi điện thông báo với tôi những câu chuyện thú vị ở khu rừng hoang bí ẩn giáp biên thuộc địa bàn xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai), cũng như những dự án và khát vọng trồng dược thảo ở vùng đất mờ sương này. Lần này, ông gọi tôi lên, đi mấy trăm km đèo dốc, để khoe với tôi thứ mà ông phát hiện và cho là có ý nghĩa vô cùng lớn với ông.

Từ con đường ô tô mới mở cao nhất Đông Dương, tới 2.600m so với mặt nước biển, cách đồn biên phòng Y Tý không xa, tụt xuống thung lũng, là đến rừng già. Rừng già hoang hoải, mà vẫn có lối mòn đi bộ. Quả thực, Việt Nam rừng cao núi thẳm nhiều, nhưng dù núi cao đến mấy, rừng sâu đến mấy, cũng vẫn thấy dấu chân người. Người ta vào rừng hái thảo dược bán sang Trung Quốc, người ta vào rừng săn bắn thú, đào bới củ quả kiếm ăn, cưa cây lấy gỗ…

Đi miết dễ đến nửa ngày đường, thì đến một đỉnh núi khá cao. Rừng rậm, cây cao, mát rượi. Ông Trần Ngọc Lâm dừng chân, thả đồ dưới chân một tảng đá.

Ông chỉ tôi những sợi dây leo màu tím, to như cái đũa, nửa chìm nửa nổi dưới lớp lá. Ông nhấc một sợi dây, lần một lúc, thì thấy nó bám vào thân cây bằng cổ tay, leo lên ngọn cây, chuyền sang cây cổ thụ cao vút. Ông Lâm giật mạnh, thì ngọn dây leo rớt xuống, lá rụng tả tơi.

Cầm ngọn dây leo, với vài chiếc lá loe hoe, ông Lâm đưa cho tôi xem. Quả thực, trong đời làm báo, đi rừng nhiều, nhưng tôi chưa từng thấy thứ thảo dược nào kỳ quái như thế. Chiếc lá của nó xẻ làm đôi, trông hệt hai cái lá gan của con người. Điều đặc biệt, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu thẫm chả khác gì lá gan con lợn bị mấy bà hàng thịt bày trên mặt bàn.

Thảo dược đặc biệt trị các bệnh về gan, do ông Lâm phát hiện ở Y Tý

Cuộn sợi dây leo, lần đến gốc. Ông Lâm dùng con dao đi rừng chặt đoạn cây làm cán thuổng, rồi dùi lưỡi thuổng nhỏ mang theo. Ông đào bới một khoảnh đất rộng bằng miệng thúng, thì lôi lên một chùm, gồm những cái củ ngoằn ngoèo, đỏ tía, rễ tua tủa. Tôi giương máy ảnh lên chụp, thì ông Lâm ngăn lại. Ông bảo rằng, chỉ cần đưa hình ảnh loài thảo dược này lên báo, người Trung Quốc sẽ tìm sang săn lùng bằng được.

Theo ông Trần Ngọc Lâm, đây là cây thuốc có tác dụng thần kỳ với lá gan con người. Nó là thần dược bảo vệ lá gan. Hồi chữa bệnh ung thư phổi ở Tây Tạng, được các nhà sư cho đi lấy thuốc cùng, ông thường xuyên đi đào loài thảo dược này.

Theo các nhà sư Tây Tạng, thì những người bị nhiễm độc gan, chức năng gan kém, những người bị ung thư gan vừa điều trị bằng hóa trị, xạ trị, nếu được dùng thảo dược này, thì gan hồi phục rất nhanh.

Thảo dược trị ung thư gan mà các nhà sư Tây Tạng sử dụng

Gan là bộ phận cực kỳ quan trọng, là “nhà máy hóa chất” của cơ thể. Ngoài ra, gan còn sản xuất dịch mật nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa. Nếu gan bị tổn thương, thì toàn bộ cơ thể sẽ tổn thương và tính mạng con người sẽ nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, nếu bảo vệ gan tốt, gan khỏe, thì bách bệnh tiêu tán.

Cả chục năm qua, lang thang khắp dãy Hoàng Liên Sơn, ông Trần Ngọc Lâm luôn để ý tìm kiếm loài dây leo có những chiếc lá hình lá gan, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Thật không ngờ, trong chuyến vào khu rừng nguyên sinh ở Y Tý, ông lại gặp chúng mọc hoang khá nhiều.

Theo ông Lâm, người Việt mắc rất nhiều bệnh lên quan đến gan. Ngoài việc uống rượu bia nhiều, sinh hoạt khá bừa bãi, thì khí khậu khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến lá gan người. Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan khá cao. Nếu sức khỏe suy giảm, chức năng gan kém, virus hoạt động, thì hàng loạt bệnh tật sẽ xảy đến với con người, đặc biệt là ung thư gan. Chính vì thế, chăm sóc lá gan tốt, giúp gan khỏe mạnh, đào thải độc tố, là phương pháp an toàn, hiệu quả, mà rẻ nhất.

Ngày cuốc bộ trên tuyết, ở độ cao vài ngàn km đi tìm thảo dược kỳ quái này, nhà sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, hoạt chất trong cây thuốc không tiêu diệt được virus trú ngụ trong gan, nhưng nó tạo ra môi trường không phù hợp, khiến virus không phát triển, sinh sôi được. Dùng thảo dược này trong thời gian lâu dài, những loài virus trú ngụ trong gan sẽ tự bỏ đi. Ngay cả phương pháp chữa bệnh của các nhà sư Tây Tạng cũng hết sức nhân văn, không sát sinh ngay cả virus có hại.

Từ ngày phát hiện ra khu rừng có loài thảo dược hình lá gan, cứ vài ngày, ông Trần Ngọc Lâm lại tự lái chiếc xe bán tải lên Y Tý. Ông lặn lội nhiều ngày trong rừng, chất thảo dược đầy thùng xe mới lại quay về Lào Cai. Ông cứ phải vất vả tự thu hái như vậy, bởi ông sợ những cây thuốc đặc biệt này sẽ bị lộ và bị nhổ sạch.

Cầm đoạn dây thảo dược lá gan trên tay, ông Lâm bảo rằng, để trồng được cây dây leo nhỏ như cái đũa, dài cỡ chục mét, phải mất hàng chục năm trời, thậm chí vài chục năm, nên những quần thể cây lá gan ở Y Tý thực sự là một kho báu vô giá. Vậy nên, dù gặp một quần thể, ông cũng chỉ khai thác chọn lọc. Đào một cây, ông lại cắt mấy đoạn dây dâm xuống đúng chỗ vừa khai thác.

Ông Lâm tự lấy thuốc trong rừng già

– Theo lời ông, loài thảo dược này rất quý, nhưng làm cách nào để bảo tồn, phát triển nó?

Thực sự là rất khó anh ạ. Tôi cũng suy nghĩ nhiều năm nay, nhưng vẫn chỉ loanh quanh, luẩn quẩn một mình trong rừng mà thôi. Tôi đã tiết lộ cả chục thảo dược quý với các nhà khoa học, những mong họ nghiên cứu, bảo tồn, nhân rộng để cho người Việt được dùng, nhưng đều hỏng cả. Họ nghiên cứu không đến nơi đến chốn, làm lộ cây thuốc quý, rồi người Trung Quốc sang thu mua sạch. Rốt cục, thảo dược quý thì biến mất, người Việt vẫn không được dùng.

– Nhưng nếu chỉ một mình ông biết, một mình ông khai thác, mà không gieo trồng, thì giúp được số lượng bệnh nhân rất ít, có lãng phí quá không?

Tôi có một nguyên tắc không bao giờ khai thác thứ gì cạn kiệt. Nếu tôi nhổ một cây, thì phải nhân giống thêm 2-3 cây. Tôi không sống mãi mãi được, trong khi vẫn đang giành giật cuộc sống từng ngày với căn bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, tôi hi vọng cậu con trai sẽ lĩnh hội và tiếp nối tôi. Điều tôi trăn trở nhất vẫn là tìm cách nhân rộng, bảo tồn cây thuốc quý này.

– Được biết các nhà sư Tây Tạng đã chỉ cho ông cây thuốc này, vậy họ sử dụng thế nào?

Thực ra, các nhà sư dạy cho tôi các bài thuốc chống ung thư. Cây thuốc này luôn có trong bài thuốc ung thư gan, nhưng nó lại không có tác dụng với tế bào ung thư. Nó là vị thuốc tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh, đào thải các loại virus trú ngụ trong gan, đặc biệt là viêm gan B, làm hạ men gan, đào thải mỡ gan, mỡ máu. Gan khỏe, thì độc tố trong cơ thể được đào thải. Chức năng gan tốt lên, thì thận cũng sẽ tốt. Mật được sản sinh nhiều, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nói chung, khi chức năng gan tốt, thì nhiều bệnh tật tan biến.

– Người bình thường, khỏe mạnh có dùng được thảo dược này không?

Tất cả các thảo dược các nhà sư Tây Tạng truyền dạy cho tôi, đều không có phản ứng phụ. Nếu có bệnh, thì nó trị bệnh, còn không có bệnh, thì nó có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng các bộ phận trong cơ thể, giải độc. Người bình thường vẫn nên dùng. Nếu chúng ta uống nhiều rượu, khi dùng thảo dược này, nó sẽ đào thải độc tố trong rượu, giúp bảo vệ gan. Đồ ăn thức uống bây giờ nhiễm độc nhiều, nên dùng thảo được này sẽ hỗ trợ giúp gan đào thải độc tố. Khi độc tố được đào thải, thì nhiều loại bệnh sẽ không tìm đến, đặc biệt là ung thư.

Xin cảm ơn ông!

Theo ông Trần Ngọc Lâm, bài thuốc Gan mà các nhà sư Tây Tạng truyền cho ông có tới 15 loại thảo dược khác nhau, trong đó cây lá gan là vị chính. Đây là bài thuốc bí truyền của các nhà sư Tây Tạng, nhằm Tăng cường chức năng gan, thận; giảm mỡ gan, mỡ máu; xơ gan cổ trướng, đào thải virus viêm gan.

Còn Tiếp…