Mắc bệnh Viêm Xoang do nấm

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 – 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hoá chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp… là những yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang.

Ảnh mô tả viêm xoang.


Ai dễ bị viêm xoang do nấm?

Các nghiên cứu cho thấy: viêm xoang do nấm gặp nhiều ở người bị viêm mũi xoang dị ứng, suy giảm miễn dịch, hóa trị liệu và sử dụng steroids dài ngày. Nguyên nhân do người bệnh hít phải các bào tử nấm trong không khí, bụi đất. Khi vào mũi, các bào tử nấm sẽ bám vào vách mũi, niêm mạc trong xoang, gặp môi trường thuận lợi nấm phát triển gây ra bệnh viêm xoang do nấm. Ngoài ra, yếu tố thuận lợi do bệnh đái tháo đường, hóa trị liệu, bệnh gây giảm hệ thống miễn dịch, bệnh do việc sử dụng kháng sinh và steroids dài ngày. Ở nước ta những năm gần đây tỷ lệ viêm xoang do nấm gặp nhiều hơn.

Các thể bệnh

Bệnh viêm xoang do nấm được chia ra làm hai thể chính: viêm xoang do nấm không xâm lấn và viêm xoang do nấm xâm lấn. Trong viêm xoang do nấm không xâm lấn lại chia thành hai thể nhỏ là viêm xoang dị ứng nấm (AFS: Allergic Fungal Sinusitis) và u nấm xoang (Sinus Mycetoma). Còn viêm xoang do nấm xâm lấn thì chia ba thể nhỏ: viêm xoang do nấm xâm lấn cấp tính, viêm xoang do nấm xâm lấn u hạt và viêm xoang do nấm xâm lấn mạn tính.

Dưới đây xin đề cập đến một số thể viêm xoang do nấm hay gặp:

 

U nấm xoang

Những bệnh nhân u nấm xoang thường được điều trị nội khoa do tắc nghẽn mũi, viêm xoang mạn, đau mặt, hay bị ảo khứu. U nấm xoang chiếm tỷ lệ cao ở xoang hàm. Polype mũi và viêm xoang do vi khuẩn có thể kết hợp với u nấm xoang. Hay gặp u nấm xoang do nấm A.fumigatus.

Các u nấm hình thành.

Chẩn đoán u nấm xoang dựa vào các tiêu chuẩn: chụp CT thấy mờ xoang, với những đám vôi hóa. Có chất mủ nhầy như pho – mát hay đất sét trong lòng xoang khi phẫu thuật. Niêm mạc xoang đặc trưng bởi một phản ứng viêm mạn không u hạt. Không có sự xâm lấn nấm vào niêm mạc, mạch máu hay xương.

Điều trị u nấm xoang bằng phẫu thuật cộng với dẫn lưu các xoang bị tổn thương không cần điều trị kháng sinh kháng nấm.

Viêm xoang do nấm xâm lấn cấp tính

Thể bệnh này gọi là bệnh nấm mucor não mũi. Đặc trưng của bệnh là viêm xoang và những vết loét hay vẩy ở vách ngăn hay khẩu cái cứng bị hoại tử đen nhưng không đau. Nếu không điều trị sớm, nấm có thể lây lan nh anh chóng bằng đường mạch máu gây tử vong trong vài ngày. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch. Mầm bệnh là nấm Mucorales và A.fumigatus. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân bị AIDS, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch (do ung thư hay ghép tạng) kèm theo sốt, ho, vẩy mũi, chảy máu mũi. Khi triệu chứng của viêm xoang nấm xâm lấn cấp tính xuất hiện cần phải phẫu thuật khẩn trương để lấy bệnh phẩm đánh giá mô học và làm sạch mô viêm.

Kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa và phẫu thuật là cốt lõi của điều trị viêm xoang do nấm cấp tính. Khi kết hợp phẫu thuật và điều trị kháng nấm bệnh nhân có tỉ lệ sống 30 – 80%. Nhưng tỉ lệ sống sẽ giảm ở bệnh nhân có sự xâm lấn của nấm vào nội sọ.

Viêm xoang do nấm xâm lấn u hạt

Thể viêm xoang này là một hội chứng viêm xoang mạn tính khác lạ kèm với lồi mắt, thường lồi mắt một bên, còn được gọi là viêm xoang nấm yên lặng (indolent). Thường gặp nấm A.flavus gây bệnh này. Nếu không phẫu thuật sớm nấm có thể xâm lấn vào hốc mắt, màng cứng, não gây nguy hiểm tính mạng.

Điều trị dùng phẫu thuật kết hợp với thuốc itraconazole 8 – 10mg/kg/ngày có thể làm giảm tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật.

Viêm xoang do nấm xâm lấn mạn tính

Thể này khác với hai thể trên là bệnh diễn biến mạn tính, sự tích tụ sợi tơ nấm như u nấm, kèm với hội chứng đỉnh hốc mắt. Với hội chứng đỉnh hốc mắt gây giới hạn vận động nhãn cầu và giảm thị lực, có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng viêm giả u mà điều trị ban đầu là corticoides thay vì phẫu thuật thám sát đỉnh hốc mắt và sinh thiết. Khi thám sát đỉnh hốc mắt và sinh thiết thấy sự xâm lấn mạch máu của nấm, sự thấm nhập viêm mạn tính rải rác vào hoại tử mô. Bệnh nhân thường tử vong khi nấm xâm lấn vào xoang hang. Thể bệnh này có thể bắt đầu từ một u nấm và trở nên xâm lấn, có lẽ đây là hậu quả của việc ức chế miễn dịch kết hợp với bệnh tiểu đường hay do điều trị corticoides kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh là nấm A.fumigatus. Điều trị như thể viêm xoang do nấm xâm lấn cấp tính.

Điều trị khó khăn

Viêm xoang do nấm có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Dùng thuốc diệt nấm tùy theo giai đoạn của bệnh và thường phải phối hợp nhiều loại thuốc. Các thuốc kháng nấm thường gây độc cho gan nên phải kiểm tra chức năng gan cho bệnh nhân trước và trong khi dùng thuốc. Đối với khối nấm trong xoang phải được lấy ra, bơm rửa sạch lòng xoang. Nhờ tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật nội soi giúp quan sát được rõ ràng bệnh tình và tổn thương xoang. Nhưng đối với những khối nấm lớn vẫn cần phải điều trị bằng phẫu thuật thông thường.

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THUỐC XOANG QUÝ THANH

Thuốc xoang quý thanh được lương y nguyễn quý thanh bào chế từ các loại thảo dược quý hiếm bí truyền từ thời Lê.

Trong đấy có những dược liệu cao cấp có tính diệt khuẩn cao trong bài thuốc An Cung Trúc Hoàn trị tai biến mạch máu não.

Xoang quý thanh thực sự là một bài thuốc rất tốt với các bệnh nhận xoang.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THUỐC XOANG QUÝ THANH:

– Người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng.

– Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đ/c: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội

Phone: 094.709.34.34 – 0439.168.666