Chữa bệnh viêm đại tràng từ thảo dược thiên nhiên


Share

Dưới đây là những loại cây dược liệu chữa viêm đại tràng tốt nhất
Sử dụng cây dược liệu chữa viêm đại tràng đang là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay vì vừa an toàn lại hiệu quả cao. Người bị bệnh viêm đại tràng cần tìm hiểu những loại cây này nhé.

Bệnh viêm đại tràng vốn quen thuộc ở một đất nước chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao như Việt Nam. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng muốn chữa trị dứt cần phương pháp và thời gian. Có rất nhiều phương pháp và liệu trình được sử dụng trong việc trị viêm đại tràng.

1.Xoài
Theo y học cổ truyền, lá xoài có vị chua, ngọt, tính mát, hạch quả có vị chua, chát, tính bình. Quả có tác dụng thanh nhiệt tiêu trệ, ích vị, chỉ thổ, giải khát, lợi niệu. Hạt quả có tác dụng chỉ khái, kiện vị. Lá có tác dụng chỉ dương, hành khí sơ trệ, khu sa tích, lợi tiểu và có thể kháng nham.
Vỏ thân có tác dụng thu liễm, sát trùng. Nhựa từ vỏ cây rỉ ra không mùi, có ví chát, đắng, hơi cay cũng có tác dụng như vỏ.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, lá xoài chứa một lượng lớn chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế các bệnh về đường ruột đặc biệt là điều trị viêm đại tràng rất hiệu quả.

Xoài là cây dược liệu chữa viêm đại tràng hiệu quả

Xoài là cây dược liệu chữa viêm đại tràng hiệu quả

Với cây xoài, có 4 cách chữa viêm đại tràng.

Cách 1: Ăn trực tiếp lá xoài và nõn xoài giúp hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng về đại tràng như táo bón, đi phân lỏng, hấp thụ kém…

Cách 2: Đối với những trường hợp viêm phù nề môn vị, ăn vào không tiêu chỉ cần dùng 0,5 lít nước là xoài sau 4-5 tiếng thì phù nề giảm hẳn, tiêu hóa cũng thông.

Cách 3: Dùng cối giả hoặc máy xay sinh tốt làm nghiền nát lá dưới dạng dung dịch. Hằng ngày, trước khi ăn sáng khoảng 15 phút, uống khoảng 100 ml dung dịch nước lá xoài đã chế biến sẵn. Sau đó dùng thêm 150 ml nước lọc với mục đích đẩy nhanh dung dịch xơ xuống đại tràng để không bị tồn đọng ở dạ dày và ruột non.

Cách 4: Hái lá xoài rồi phơi khô, đem tán nhỏ trộn với mật ong, gấc, nghệ có thể để dùng cả năm mà không lo bị mốc, bị hư hỏng vì trong nghệ có tính kháng khuẩn mạnh.

2. Lá mơ lông
Mơ lông còn có tên gọi khác là mơ tam thể, mơ tròn, dây mơ lông…, tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), đây là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng rộng rãi làm hàng rào.

Mơ lông thường dùng để ăn kèm với một số loại món ăn. Nó cũng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh được biết đến từ lâu như nhuận gan, giải nhiệt, kiện tỳ vị, sát khuẩn…

Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị chua, tính bình. Có công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, giải độc, tiêu thực, trừ thấp tiêu thũng. Được dùng trong các trường hợp như đau khớp, đau bụng, kiết lỵ, đầy bụng, chậm tiêu, gan to, lách to, ung nhọt, khí hư bạch đới.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh, các thành phần hóa học trong lá mơ lông bao gồm như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…cũng có tác dụng rất lớn trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chống co thắt hồi tràng.

Cách 1: Dùng khoảng 30 – 50 g là mơ lông đã rửa sạch và thái nhỏ rồi trộn đều với một – hai quả lòng đỏ trứng gà. Lưu ý không lấy lòng trắng vì nó có nhiều chất khó tiêu.

Sau đó đổ hỗn hợp này lên lá chuối đã được lót ở đáy chảo rồi nướng chín bằng lửa nhỏ. Chú ý là phải dùng lá chuối để không bị mất tinh dầu trong lá mơ lông. Mỗi ngày ăn 3 lần. Ăn liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Cách 2: chữa hội chứng ruột kích thích
Lấy lá mơ khoảng 40 – 100g rửa sạch, thái nhỏ tùy theo tình trạng bệnh; 10 g gừng tươi đạp dập, băm nhỏ và 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn chúng lại với nhau rồi chưng lên cho chín. Ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong khoảng 15 ngày.

Cách 3: hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính
Kết hợp lá mơ lông với các loại thảo dược: vọng cách, bạch truật, mộc hoa trắng, lá khôi tía, sa nhân, trần bì, mạch nha, sơn tra, mộc hương, đảng sâm, hoàng liên tạo thành một bài thuốc. Tất cả sắc chung nồi dùng để uống.

3. Nha đam
Theo đông y, cây nha dam có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và giúp nhuận tràng cho cơ thể. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu.

Chữa viêm đại tràng bằng cây nha đam

Chữa viêm đại tràng bằng cây nha đam

Cách 1: hỗ trợ chữa chứng viêm đại tràng mạn tính
Lấy 5 lá tươi nha đam bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml. Kiên trì sử dụng cách này trong một thời gian dài để các vết loét trong đại tràng được lành hẳn.

Cách 2: hỗ trị chữa chứng viêm loét tá tràng
Lấy 20g lô hội, 20g dạ cẩm, 12g nghệ vàng (tán bột mịn), 6g cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Điều trị 15-20 ngày là một liệu trình.

Cách 3: hỗ trị chữa chứng táo bón
Ngày ăn 1 lá nha đam tươi hoặc 20g nha đam xay với 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Cach 4: hỗ trị chữa chứng tiêu hóa kém
Sắc chung 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo, uống ngày 2-3 lần.

4. Cây mộc hoa trắng

Chữa viêm đại tràng với mộc hoa trắng

Chữa viêm đại tràng với mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng là cây dược liệu quý chữa viêm đại tràng hiệu quả. Có đặc điểm là lá hình bầu dục, mặt bóng, có màu xanh lục nhạt. Hoa có màu trắng, mọc xen kẽ ở lá hoặc đầu cành. Quả có màu nâu có vân, có nhiều hạt. Thân cây có rựa màu trắng. Người ta thường dùng vỏ cây nấu nước uống hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng.

Xem thêm: Chữa bệnh viêm đại tràng tại nhà