Bị viêm gan B khi mang thai có lây sang con không?


Share

Bị viêm gan B khi mang thai lây sang con không?
Bệnh viêm gan B là một căn bệnh do virus viêm gan B, có tên đầy đủ là HBV – Hepatitis B virus gây ra. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới lá gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây cũng là một căn bệnh phổ biến có tỉ lệ tử vong cao trên toàn thế giới.

Theo các bác sĩ: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là khoảng 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bầu bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bị viêm gan B khi mang thai

Bị viêm gan B khi mang thai

Nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90 – 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi trẻ được sinh ra, 50% số trẻ này sẽ bị mắc bệnh viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

– Virus viêm gan B ngoài lây nhiễm từ mẹ truyền sang con, còn có thể lây nhiễm qua đường máu và đường tình dục, cụ thể như:

+ Lây nhiễm qua đường máu: Virus viêm gan B từ cơ thể người bệnh có thể lây lan cho người không bị bệnh thông qua đường máu nếu gặp điều kiện thuận lợi. Một số trường hợp có thể lây lan qua việc truyền máu, tiêm chích ma túy, phẫu thuật, xăm mình, sử dụng các dụng cụ y tế chưa được xử lý vô trùng. Ngoài ra, còn có thể lây nhiễm do việc sử dụng chung dụng cụ với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng.

+ Lây nhiễm qua đường tình dục: Việc quan hệ không an toàn với người bị nhiễm bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm rất cao, do virus viêm gan B cũng tồn tại trong tinh dịch và tình trùng của người bệnh. Việc quan hệ tình dục bằng đường miệng hoặc hậu môn sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.

Cách phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B chính là một trong những căn bệnh có mức độ lây lan hàng đầu, bệnh có thể lây lan qua con đường từ mẹ sang con. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho thai nhi, các mẹ bầu cần phải tuân thủ và thực hiện tốt những điều sau:

Tiêm vac-xin phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B khi mang thai

Tiêm vac-xin phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B khi mang thai

+ Trước khi có ý định mang thai, các mẹ nên tiến hành kiểm tra viêm gan B, nếu chưa bị lây nhiễm nên tiêm vac-xin phòng ngừa viêm gan B.

+ Nếu đã bị lây nhiễm phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai.

+ Trong suốt qua trình mang thai, mẹ bầu cần phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ không được ổn định để nhanh chóng có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời.

+ Trẻ sơ sinh hay sau khi sinh ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ cần phải được tiêm được mũi globulin đầu tiên, tiếp đến trong thời gian khoảng từ 15 – 30 ngày tiêm mũi globulin số 2.

+ Sau khi sinh, không nên để thai nhi tiếp xúc trực tiếp với máu và nước dãi của người mẹ, nếu như người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B. Ngoài ra, đều có thể tiếp xúc bình thường.

+ Khi cho trẻ bú, nếu trường hợp đầu vú của mẹ bị xây xước chảy máu thì tuyệt đối không được cho trẻ bú.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bị viêm gan B khi mang thai lây sang con không và một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho bé hiệu quả. Mong rằng, với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh và từ đó biết cách phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!