Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em


Share

Có nhiều quan niệm cho rằng xơ gan là căn bệnh thường gặp ở người lớn, người hay sử dụng rượu bia, chất kích thích. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại suy nghĩ này cần phải xem xét lại vì có không ít trẻ em cũng mắc phải căn bệnh xơ gan quái ác này ở độ tuổi mà ít ai có thể ngờ tới. Tìm hiểu ngay về dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em để nhanh chóng tìm thấy phương pháp ngăn ngừa và khắc phục kịp thời nhất cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em

Nguyên nhân nào gây bệnh xơ gan ở trẻ em?
Xơ gan là quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, tình trạng này kéo dài khiến cho các virus tấn công và làm tổn thương gan, khiến cho gan bị xơ hóa. Chính sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ mắc bệnh xơ gan?

+ Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc bệnh gan khá cao.
+ Viêm gan tự miễn: tức hệ miễn dịch tự chống đối lại gan.
+ Hẹp đường mật: thường gặp phải ở tháng đầu tiên khi trẻ mới được sinh ra.
+ Trẻ mắc bệnh béo phì, tăng cân không có khoa học.
+ Thiếu Alpha-1 antitrypsin ngăn chặn quá trình sinh sản các axit amin bảo vệ gan.
+ Viêm xơ đường mật thứ phát
+ Mắc bệnh Wilson
+ Lây nhiễm virus bệnh gan từ nhiều đường khác nhau.

5 Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em
Cũng như đối với người lớn bệnh xơ gan ở trẻ em cũng hết sức nghiêm trọng nếu không được nhận biết và ngăn chặn kịp thời. Bởi vì lá gan đóng vai trò khá quan trọng trong việc hấp thu chất dinh dưỡng và có nhiệm vụ chuyển hóa mạnh. Với 5 dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em dưới đây hi vọng sẽ giúp bố mẹ kịp thời can thiệp.

5 Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em

5 Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan ở trẻ em

1- Trẻ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt
Triệu chứng này không chỉ báo hiệu bệnh gan phổ biến ở người lớn mà còn là dấu hiệu nhận biết bệnh gan ở trẻ nhỏ. Trong một nghiên cứu mới đây của tổ chức March of Dimes thống kê có đến 60% trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt sau khi sinh. Màu da màu mắt thay đổi là do tình trạng ứ đọng bilirubin trong máu do chưa thích ứng với phản ứng hóa sinh của cơ thể. Do đó có thể thấy trẻ trên 9 tháng tuổi mắc bệnh vàng da, thì đây là dấu hiệu của bệnh gan.

2- Sưng ở bụng và chi dưới
Khi phát hiện trẻ bị đầy hơi kéo dài, ổ bụng sưng lên, đồng thời phần chi dưới có hiện tượng sưng, phù thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Thông thường trong ổ bụng sẽ không có nước, nhưng khi mắc các vấn đề về gan thì giữa lá lách và lá tạng của màng bụng có xuất hiện nước khiến cho ổ bụng trướng lên. Tuy nhiên những biểu hiện này không xuất hiện thường xuyên và cũng không biểu hiện rõ ràng nên các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

3- Màu phân thay đổi
Trẻ có vấn đề về gan thường thải ra phân màu trắng, hoặc nhạt màu, vì sao vậy? Tình trạng bilirubin ở những trẻ mắc bệnh gan thường không được thải qua đường phân, do đó phân có hiện tượng nhạt màu. Ngược lại bilirubin bị thải qua đường tiểu. Cần theo dõi và quan sát cẩn thận hơn nếu phân của trẻ có chứa máu hoặc dịch màu lạ. Bởi đây có thể là biểu hiện nhận biết bệnh xơ gan phổ biến ở trẻ em.

4- Nước tiểu sậm màu
Nước tiểu sậm màu là biểu hiện cho tình trạng cơ thể mất nước. Do đó nếu bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày nhưng nước tiểu vẫn có màu sậm thì phải hết sức chú ý. Nguyên nhân chủ yếu là ở những trẻ khỏe mạnh thì bilirubin được thải qua đường phân, nên nước tiểu có màu sáng, trong hơn.

5- Dấu hiệu khác
Tùy vào cơ địa mỗi trẻ mà biểu hiện bệnh không theo trình tự nào nhất định. Ngoài các dấu hiệu trên cơ thể trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện chủ yếu như ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, hay nôn trớ, ngủ li bì, có dấu hiệu hôn mê sâu, sụt cân nhanh,…

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan chính là sự giãn nở tĩnh mạch ở dạ dày, đại tràng. Tình trạng giãn nở tĩnh mạch khiến cho mạch máu dễ bị nứt, vỡ, nôn trớ có máu tươi. Nếu không ngăn chặn kịp thời bệnh để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Cần lưu ý những gì khi trẻ mắc bệnh xơ gan?
Xơ gan ở trẻ em được xem là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ,..Do đó khi phát hiện trẻ mắc các bệnh về gan thì việc ngăn ngừa biến chứng thành xơ gan là điều quan trọng nhất. Nếu xơ gan sang giai đoạn mất bù thì không thể nào cứu vãn được nữa. Có một số biện pháp chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ tiến triển thành xơ gan ở trẻ được biết đến:

+ Đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh gan ở trẻ. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

+ Kiểm soát cân nặng của trẻ, giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường, tránh gây thừa cân, béo phì khiến cho tình trạng xơ gan diễn biến nặng hơn.

+ Tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh chặt chẽ.

+ Trẻ mắc bệnh gan thường có xu hướng giữ nước trong cơ thể. Mà biểu hiện tiêu biểu đó chính là triệu chứng trướng bụng, phù chân. Bởi vậy điều quan trọng là phải hạn chế lượng nước bị tích tụ lại trong cơ thể.

+ Tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều muối như: đồ ăn nhanh, thức ăn có muối, nước mắm, bột ngọt,..

+ Cho trẻ sử dụng nhiều thực phẩm tươi sẽ tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn vì những thực phẩm này thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất dễ tiêu hóa và không gây tích nước.

+ Tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng các loại thịt đỏ.

+ Trẻ mắc bệnh xơ gan vẫn có nhu cầu bổ sung chất đạm như người bình thường. Tuy nhiên không nên cho trẻ sử dụng đạm động vật, nhưng thay vào đó có thể sử dụng đạm thực vật như đậu nành, oliu để dễ tiêu hóa hơn.

+ Bệnh nhân xơ gan nên hạn chế tình trạng táo bón. Vì táo bón sẽ làm tăng lượng amoniac trong máu từ đó dễ dẫn đến hôn mê gan. Có thể uống thuốc nhuận tràng dành riêng cho người bệnh gan như lactulose để làm giảm nguy cơ bị hôn mê gan. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Bên cạnh đó cần bổ sung nhiều rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Tìm hiểu: Thảo dược chữa bệnh xơ gan viêm gan hiệu quả