Độ tuổi dễ thoái hóa xương khớp


Share

Thoái hóa khớp là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong cuộc sống cũng đều gặp phải. Thông thường bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở độ tuổi 50 trở đi, tuy nhiên xu hướng thoái hóa xương khớp ở người trẻ hiện nay cũng ngày càng phổ biến.

Thoái hóa khớp là gì? 

Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp xương và sụn khớp bị tổn thương, gai xương mọc, gây thoái hóa, biến đổi cấu trúc của khớp. Các khớp xương thường có biểu hiện thoái hóa do cử động nhiều như khớp gối, cột sống lưng, khớp cổ, vai, cổ tay, cổ chân,…

Đến một độ tuổi nhất định, hầu hết các đối tượng đều bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là nguyên nhân quan trọng gây nên chứng suy nhược ở người già. Thoái hóa khiến người cao tuổi hạn chế vận động, tỷ lệ này chiếm tới 80%. 25% người bị thoái hóa khớp nặng có thể bị liệt, không thể thực hiện các sinh hoạt vận động thông thường.

Bệnh thoái hóa khớp có thể điều trị bằng cách làm chậm quá trình lão hóa, giảm các triệu chứng thoái hóa.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra theo giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng cũng nặng dần theo thời gian khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa khớp như:

Đau nhức các khớp

Đây là triệu chứng rõ rệt nhất khi xuất hiện thoái hóa. Các khớp bị đau nhức, đôi khi bị cứng khớp, khó co duỗi cử động. Triệu chứng đau có thể nặng hơn vào buổi sáng hoặc tối, các cơn đau theo thời điểm hoặc dai dẳng cả ngày. Người bị thoái hóa khớp khi di chuyển hoặc cử động xuất hiện tiếng lạo xạo ở các khớp.

Các khớp cơ cử động nhiều, thoái hóa nặng và có thể bị viêm, sưng đau, các cơ không còn dẻo dai và vận động trở nên khó khăn.
Bệnh có các biểu hiện thất thường, trở nên đau hơn khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những ngày lạnh.

Cứng các khớp

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh không cử động nhiều các khớp có thể bị co cứng. Những triệu chứng này xảy ra khi ngủ dậy sau một đêm không vận động hoặc coi duỗi. Co cứng có thể giảm khi bạn vận động nhẹ hoặc xoa bóp để giảm đau.

Vận động bị hạn chế

Các khớp xương bị thoái hóa bị đau và cứng lại sẽ khiến cử động của người bị thoái hóa khó khăn. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các vận động như đi lại, cử động cúi xuống, mang vác, bước lên cầu thang, quay cổ,… Với thoái hóa khớp nặng, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, không kiểm soát được vận động và dễ ngã khi vận động.

Các khớp bị biến dạng

Đến với giai đoạn nặng, các đĩa đệm xương bị tổn thương nghiêm trọng và xuất hiện gai xương. Lúc này, các khớp sẽ bị sưng, tình trạng đau nhức nặng hơn và khó đi lại, cử động. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời để giảm triệu chứng, rất có khả năng người bệnh sẽ bị liệt, tàn phế, không cử động được.

Để chẩn đoán thoái hóa xương khớp, người bệnh có thể đi chụp X quang, hình ảnh gai xương rõ rệt, các khe khớp bị hẹp lại, xơ xương dưới sụn, biến dạng bề mặt khớp.

Độ tuổi dễ bị thoái hóa khớp

Theo thống kê hiện có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5- 2 lần).

Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm. Vào giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ. Một số trường hợp còn không cảm thấy đau đớn ở giai đoạn này. Thông thường, bệnh nhân có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp, sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở ngón tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế cải thiện vận động khớp. Với trường hợp nhẹ, nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau. Vận động liệu pháp cũng có hiệu quả trong giai đoạn cơn đau đã thuyên giảm. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động. Nếu việc điều trị bằng phương pháp trên không còn hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số thuốc kháng viêm – giảm đau và thuốc dãn cơ hoặc phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có ưu nhược điểm khác nhau.

Thuốc xương khớp Việt Thanh giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp

Trước thực trạng đó, sản phẩm giảm đau đông y và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe là thuốc Xương khớp Việt Thanh ( Bạch Hổ Hoàn)

Sản phẩm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Giới chuyên gia đặc biệt đánh giá cao do sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên như :

Thương truật, Độc hoạt, Cầu tích… Giúp chống viêm, giảm đau, lưu thông khí huyết, tốt cho người già, xương yếu
Ngưu tất, thục địa, khiếm thực, nhục quế giúp chống viêm, giảm đau nhanh, không có tác dụng phụ, hỗ trợ đi lại dễ dàng hơn cho người bệnh

Sản phẩm Xương khớp Việt Thanh ( Bạch Hổ Hoàn) có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và những đặc điểm ưu việt như:

Tác động toàn diện lên các cơ chế gây đau của cơ thể.
Không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
Phù hợp cho tất cả các đối tượng sử dụng bao gồm cả trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người mắc kèm các bệnh mạn tính khác.
Bên cạnh tác dụng giảm đau, Xương khớp Việt Thanh ( Bạch Hổ Hoàn) còn làm giảm nguy cơ cơn đau tái phát và nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể.

Trong trường hợp bị đau nhức xương khớp dữ dội, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc giảm đau pa-ra-ceta-mol và Xương khớp Việt Thanh ( Bạch Hổ Hoàn). Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên sáng, tối (sau bữa ăn 20 – 30 phút)
Khi cơn đau giảm dần bạn có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc giảm đau tây y và duy trì sử dụng Xương khớp Việt Thanh ( Bạch Hổ Hoàn) Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 1 – 3 tháng.

Tham khảo : Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh gì ?

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh cơ xương khớp và quan tâm đến thông tin của thuốc xương khớp Việt Thanh xin vui lòng liên hệ Trung tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh.

Số điện thoại: 0988.29.25.25 – 02439.168.666

Địa chỉ: Số 40, Ngõ 20 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội