Hiểu về bệnh rối loạn cơ xương khớp – Xương Khớp Việt Thanh


Share

Bệnh rối loạn cơ xương khớp là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của nó ra sao. Các bạn hãy tìm hiểu cùng Xương Khớp Việt Thanh qua bài viết sau nhé.

Bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì – Xương Khớp Việt Thanh

Bệnh rối loạn cơ xương khớp được hiểu là tình trạng suy yếu chức năng của các dây chằng, cơ bắp, thần kinh và xương sống. Có thể hiểu đơn giản rối loạn cơ xương khớp là các bệnh thoái hóa, đây là bệnh khiến các mô cơ thể của bạn bị phá hủy khi bạn già đi. Đồng nghĩa với việc nó khiến hệ thống cơ xương của bạn đau, giảm khả năng di chuyển và ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hằng ngày.

Hiểu về bệnh rối loạn cơ xương khớp – Xương Khớp Việt Thanh

Theo các chuyên gia rối loạn xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của bạn. Thường gặp nhất ở các bộ phận như: lưng, hông, chân, đầu gối, bàn chân, cổ tay, vai,..

Có một số rối loạn cơ xương phổ biến như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm gân
  • Đau thắt lưng, đau cơ xơ hóa
  • Bệnh gút
  • Thoái hóa khớp

Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rối loạn xương khớp – Xương Khớp Việt Thanh

Xương Khớp Việt Thanh được biết tình trạng rối loạn xương khớp cũng gây ra viêm ở một số bộ phận của cơ thể. Người bị rối loạn thường cảm thấy đau ở toàn bộ cơ thể của họ. Người bệnh sẽ có cảm giác như bị đốt, vặn xoắn như thể chúng đang làm việc quá sức hoặc bị kéo dãn ra. Tùy từng trường hợp bệnh lý sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng có sẽ có những triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
  • Đau khi ấn, viêm sưng đỏ
  • Mất chức năng hoạt động của khớp
  • Giảm phạm vi chuyển động của khớp
  • Ngứa ran, tê cứng khớp, cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm

Hiểu về bệnh rối loạn cơ xương khớp – Xương Khớp Việt Thanh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn cơ xương khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, Xương Khớp Việt Thanh có thể điểm đến cho bạn một vài nguyên nhân chính sau:

Tuổi tác: Người già thường có tỉ lệ cao mắc các bệnh xương khớp hơn người trẻ. Phần nhiều nguyên do là các bộ phận đang bị lão hóa, cấu trúc xương bị suy yếu, tăng khả năng bị đau cơ.

Nghề nghiệp: Có một số công việc đòi hỏi nhiều việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại ở những tư thế không tốt cho sức khỏe, điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý xương khớp.

Lối sống: Theo thống kê, các vận động viên thường có nguy cơ cao mắc phải rối loạn xương khớp.

Ngoài ra có thể kể đến những chấn thương do tai nạn xe, té ngã cũng là nguyên nhân gây ra đau cơ xương khớp. Hoặc nếu đứng hoặc ngồi ở tư thế cột sống không thẳng trong một thời gian dài cũng rất dễ bị đau khớp xương.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp

Xương Khớp Việt Thanh có thể chỉ ra một số hoạt động khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn cơ xương khớp.

Các hoạt động dùng nhiều lực: sử dụng lực để thực hiện các động tác như: kéo, đẩy, nâng các vật nặng.

Hoạt động lặp lại, vận động sai tư thế: vận động lặp đi lặp lại một nhóm cơ; uốn vặn cơ thể trong một thời gian dài

Vì vậy khi phải thực hiện một hoạt động nào đó lặp đi lặp lại hãy nghỉ ngơi một chút để các nhóm cơ có thời gian phục hồi. Ngay cả những hoạt động nhẹ nhàng như đánh máy cũng có thể dẫn tới mệt mỏi, tổn thương, gây đau và khó chịu. Vì vậy bạn nên có những quãng nghỉ để khớp xương được phục hồi.

Một số phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn cơ xương khớp?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau cho rối loạn cơ xương khớp.

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hay paracetamol. Với các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể được sử dụng để điều trị viêm và đau.

Cùng với đó có thể kết hợp một số phương pháp điều trị khác như:

  • Xoa bóp chữa bệnh
  • Kỹ thuật thư giãn
  • Tiêm các thuốc gây tê, thuốc chống viêm
  • Tập thể dục để tăng cường sức cơ, dãn cơ
  • Tập vật lý trị liệu cột sống

Một số mẹo giúp bạn ngăn ngừa rối loạn cơ xương khớp – Xương Khớp Việt Thanh

  • Đặt các vật dụng ở những nơi có thể lấy dễ dàng
  • Dùng các loại ba lô, túi xách có chức năng đẩy dưới đất
  • Sử dụng những công cụ dễ dàng cầm nắm vật, không cần tốn quá nhiều lực.
  • Có quãng nghỉ giữa những hoạt động lặp đi lặp lại
  • Nếu phải ngồi trong một thời gian dài, nên dùng các loại ghế có tựa
  • Nên sử dụng tai nghe bluetoothe nếu phải dùng điện thoại thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin về bệnh rối loạn cơ xương khớp. Để có nhiều thông tin hơn nữa các bạn có thể tìm hiểu tại đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT THANH

Phố Đầm Xanh, Đường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên

Hà Nội: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0988.29.25.25 – 02439.168.666