Bệnh tim ở phụ nữ


Share

Bệnh tim từ lâu đã luôn được coi là căn bệnh của nam giới, nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi hiện tại đang ngày càng nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bệnh tim.

Bệnh tim mạch ở phụ nữ

Bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, cao hơn cả ung thư vú. Đây là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Đa phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ là do sự tích tụ của mảng bám trong lòng động mạch. Mảng bám có thể làm xơ cứng và thu hẹp động mạch, thường gọi là xơ vữa động mạch. Mệt mỏi bất thường là dấu hiệu bệnh tim thường gặp ở phụ nữ.

Yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim hay găp ở phụ nữ

Tiền sử gia đình: Những người có người thân là nam bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 55, hoặc nữ ở tuổi 65, thì sẽ gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tuổi: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đau tim cao hơn. Nguyên nhân là do họ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tình trạng sức khỏe: Các yếu tố như huyết áp cao và cholesterol cao cũng gây ra nhồi máu cơ tim ở cả nam và nữ.

Lối sống: Sử dụng thuốc lá hoặc thuốc kích thích, ví dụ như cocaine hoặc amphetamine, lối sống ít vận động hoặc stress làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim.

Mắc các bệnh khác: Những người mắc bệnh các bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn tự miễn có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn. Riêng ở phụ nữ, bệnh lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử tiền sản giật khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ.

Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ

Mệt mỏi bất thường

Mệt mỏi bất thường là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ trong những tuần đầu bị nhồi máu cơ tim. Mệt mỏi cũng thỉnh thoảng xảy ra ngay trước khi cơn nhồi máu cơ tim bắt đầu. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi ngay cả những lúc ít vận động hoặc đang nghỉ ngơi.

Đau ngực

Thường thì phụ nữ lại thường trải qua cơn nhồi máu cơ tim mà không có bất kỳ khó chịu nào ở ngực, nếu có thì thường rất nhẹ và không rõ ràng. Triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim là đau ngực. Cơn đau được mô tả như sau: ngứa ran, đau rát, căng ở lồng ngực, cảm giác bị đè nén.

Khó thở

Phụ nữ thường cảm thấy khó thở khi nằm và triệu chứng sẽ giảm bớt khi họ ngồi thẳng. Khó thở hay thở nặng nề, nếu đi kèm với mệt mỏi hoặc đau ngực, là những cảnh báo đáng lo ngại về tim.

Đau nhức cơ thể

Cơn đau có thể bắt đầu ở một vị trí, sau đó dần dần lan sang những khu vực khác khiến phụ nữ mệt mỏi, khó chịu. Đau nhức khi bị nhồi máu cơ tim thường không nằm cụ thể ở một vị trí. Các khu vực ảnh hưởng thường thấy nhất là: cổ, lưng trên, hàm và một trong hai cánh tay.

Suy kiệt

Cảm thấy suy kiệt hoặc run rẩy là triệu chứng cấp tính phổ biến của cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ. Chúng thường đi kèm với: chóng mặt, lo lắng, lâng lâng, ngất xỉu.

Đổ nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi quá nhiều là một triệu chứng đau tim phổ biến khác ở phụ nữ. Nếu bạn đột nhiên thấy mình ướt đẫm mồ hôi lạnh mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Gặp vấn đề về dạ dày

Một số phụ nữ cảm thấy đau hoặc áp lực trong dạ dày trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Các vấn đề về tiêu hóa khác hay gặp khi bị nhồi máu cơ tim như buồn nôn, nôn và khó tiêu.

Mẹo nhỏ tránh bệnh tim ở phụ nữ

Hiểu rõ những nguy cơ mắc bệnh tim: Có rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát được (tuổi tác, di truyền), nhưng cũng có hàng loạt các yếu tố hoàn toàn có thể khống chế được. Bởi vậy, bạn nên hiểu rõ về nguy cơ mắc bệnh tim của mình để biết cách phòng bệnh phù hợp.

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim: Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm cả hoa quả sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Hãy ăn khoảng 5 phần hoa quả, rau xanh mỗi ngày và cắt giảm những món ăn không lành mạnh như đồ chiên, nướng.

Hiểu rõ những triệu chứng: Phụ nữ thường có những triệu chứng về bệnh tim khác với đàn ông vì vậy việc hiểu rõ về các triệu chứng là rất quan trọng. Hầu hết phụ nữ thường có các dấu hiệu thở gấp và buồn nôn thay vì những cơn đau ngực nặng và mệt mỏi… đó cũng là lý do vì sao bệnh tim có thể bị chẩn đoán nhầm.

Tập thể dục thường xuyên: Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tập luyện thể dục. Bạn có thể chọn bất cứ bài tập nào phù hợp với mình như chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội hay khiêu vũ. Nhưng lưu ý, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết bài tập nào là phù hợp với mình.

Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu thì bạn không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc thì bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim trong vòng 1-2 năm

Kiểm tra sức khỏe, khám bệnh tim định kỳ: Hãy kiểm tra sức khỏe tim 1 lần/năm hoặc càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ có vấn đề tiềm ẩn.

Tinh thần sống vui vẻ: Sự căng thẳng có thể tàn phá trái tim của bạn, vì vậy nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tìm những biện pháp hiệu quả và tích cực để đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống.

Sử dụng Dưỡng Tâm Hoàn hỗ trợ phòng và chữa bệnh tim mạch

Lương y Nguyễn Quý Thanh đã nghiên cứu và cho ra đời Dưỡng Tâm Hoàn – thuốc nam gia truyền của trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh.

 Dưỡng Tâm Hoàn bao gồm những thành phần chính lành tính như :
Thiên môn, phục thần, viễn trí, độc quy, huyền sâm, thục địa, đảng sâm, cam thảo, liên nhục, bá từ,…

Sản phẩm Dưỡng Tâm Hoàn chủ trị điều trị :
Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, co thắt mạch vành, đau thắt ngực, tức thở.
Lao lực quá độ làm cho huyết của tim suy kiệt, tâm thần hoảng hốt, ngủ hay mơ, hay quên hoặc di mộng tinh.
Thuốc không có tính hàn, không táo, tư âm bổ thận.

Ngoài những phương pháp tây y, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp Đông Y – những phương pháp cổ truyền từ xưa. Điều trị sớm các bệnh lý về tim có ý nghĩa rất quan trọng để giúp ngăn ngừa suy tim tiển triển thì Đông y là phương thuốc điều trị không thể xem nhẹ.

Tham khảo : Bệnh tim mạch và chế độ ăn hợp lý

Các bạn có thể tìm hiểu thông thông tin chi tiết về các bệnh lý liên quan và phương pháp điều trị, hãy gọi điện đến số 0988.292.525 để được tư vấn miễn phí hoặc tới nhà thuốc 54F Vũ Trọng Phụng Hà Nội để được thăm khám.