Cấu tạo của dạ dày


Share

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Bị bệnh đau dạ dày đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể bị ngưng trệ. Vì vậy việc tìm hiểu cấu tạo dạ dày sẽ giúp ích được nhiều trong việc điều trị bệnh.

Cấu tạo dạ dày:
Dạ dày là một tạng trong phúc mạng. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với thực quản qua lỗ môn vị. Hình dạng giống chữ J.

Cấu tạo của dạ dày

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày được chia ra các thành phần sau:
1. Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc ngăn cách với thực quản.
2. Đáy vị: Bình thường chứa không khí
3. Thân vị: Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra HCl và Pepsinogene
4. Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt thật sự được gọi là cơ thắt môn vị.

Cấu tạo dạ dày.
Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong.

dạ dày

– Thanh mạc: tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.
– Tấm dưới thanh mạc: Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo (chỉ hiện diện ở một phần của thành dạ dày).
– Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
– Tấm dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene… vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin…hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
– Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày; bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau. Chúng có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.

Chức năng của dạ dày
Dạ dày có 2 chức năng chính là
– Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.

Chu trình nạp thức ăn:
Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (ống này nằm song song với khí quản) sau đó là đến dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên dựa theo cấu tạo thì chức năng này là không đáng kể.
Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột già và tống ra ngoài theo đường đào thải.

Dịch vị trong dạ dày
Bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin.
Dạ dày chia thành 3 vùng cơ bản: hang vị, thân vị và tâm vị ở đó tỷ lệ phân chia các tế bào không đều nhau, nên dạ dày sẽ tiết loại dịch vị axit cũng khác nhau ở mỗi vùng. Chức năng này đảm bảo sự phân chia đồng đều tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau.

Axit dịch vị có tác dụng rất mạnh, nó đủ mạnh để có thể đục thủng 1 lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để đảm bảo dạ dày không bị axit ăn mòn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng dai bao phủ niêm mạc.

Những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh chóng, toàn bộ niêm mạc dạ dày được thay thế mới 3ngày/lần. Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.

Sự mất cân bằng khiến cho lượng chất nhầy thiết hụt, hay sự phát triển dư thừa của axit dịch vị là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày.

Xem thêm: Thuốc chữa bệnh đau dạ dày