Đau dạ dày


Share

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về chứng đau dạ dày qua bài viết dưới đây.

Đau dạ dày

Bệnh dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

+ Đau vùng thượng vị, cảm giác nóng rát hoặc râm ran
+ Buồn nôn hoặc nôn
+ Ợ hơi hoặc ợ chua
+ Đầy bụng, khó tiêu
+ Chán ăn, mệt mỏi
+ Xuất huyết dạ dày

Đây là một số những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh đau dạ dày, tuy nhiên không loại trừ trường hợp bạn đang bị các bệnh về đường tiêu hóa khác hoặc các bệnh lý toàn thân. Chính vì vậy hãy luôn theo dõi và lắng nghe cơ thể mình để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Cách thăm khám trực quan thông thường có thể dẫn đến việc bỏ sót nguyên nhân hàng đầu trong việc truy tìm thủ phạm dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nội soi và kết hợp xét nghiệm nhằm kiểm tra loại vi khuẩn này có tồn tại hay không.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phản khoa học, không điều độ cũng góp phần rất lớn khiến cho dạ dày bị suy yếu và tổn thương. Ăn không đúng giờ giấc, ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quà vặt nhiều lần trong ngày đều khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nhiều các thức uống có cồn như bia, rượu… không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, còn ảnh hưởng đến các chức năng của gan và có hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trị điều trị bệnh đau dạ dày, bạn nên giảm thiểu một cách tối đa và thậm chí kiêng hẳn bia rượu để có được kết quả tốt nhất.

Cách thức chẩn đoán bệnh đau dạ dày
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng tiêu biểu, kết hợp với bệnh sử gần đây của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn và cho thuốc sau khi hỏi bệnh và thăm khám bên ngoài. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính, hoặc các biểu hiện không rõ ràng, chỉ định nội soi, xét nghiệm máu và làm sinh thiết là những biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định chính xác bệnh nhân có bị đau dạ dày hay không và đang tiến triển ở giai đoạn nào.

Có rất nhiều dạng đau dạ dày mà phổ biến nhất là viêm dạ dày nông và viêm teo niêm mạc. Bên cạnh đó chứng viêm dạ dày sướt hoặc xuất huyết cũng có thể xảy ra do những căng thẳng về tâm lý, sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau hoặc bia rượu.

Một lưu ý nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là bệnh nhân cần phải xác định được mình có bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Cách thức đơn giản nhất để biết được đó chính là chú ý đến kết quả âm tính hoặc dương tính với vi khuẩn Hp mà bạn luôn được biết sau khi thăm khám xong. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn biết thêm về tình trạng bệnh lý của mình cùng các kiến thức chuyên sâu khác về y khoa.

Các biến chứng thường gặp
Đau dạ dày thường không có nhiều những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bị xuất huyết dạ dày với biểu hiện là nôn hoặc đi ngoài ra máu thì bạn cần hết sức cẩn trọng và nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, đau dạ dày với nguyên nhân do nhiễm khuẩn Hp dễ dẫn đến tình trạng viêm loét và ung thư dạ dày. Chính vì vậy khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạn cần phải đề cao cảnh giác và tuân thủ phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày
Đây là một bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh cũng cần phải chú ý điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho hợp lý và khoa học, ví dụ như:

+ Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng
+ Hạn chế sử dụng bia rượu
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng
+ Thư giãn cơ thể và tinh thần
+ Không hút thuốc lá
+ Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sao cho hợp lý về tình trạng bệnh của mỗi người.

Có thể bạn đang tìm kiếm : Phương pháp chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam.
Xin vui lòng liên hệ địa chỉ bên dưới để được tư vấn là lấy thuốc chữa bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả tốt nhất.
Số 54F Vũ Trọng Phụng
Thanh Xuân – Hà Nội
ĐT: 0243.91.68.666 – 0167.963.5555
Email: info@thanyviet.vn