Đau Dạ Dày Có Lây Không?


Share

Theo thống kê, có đến 26% dân số Việt Nam bị đau dạ dày. Đây thực sự là một con số đáng quan ngại nếu so sánh với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới. Liệu đau dạ dày có phải là một căn bệnh dễ bị lây nhiễm không và phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Gastimunhp.vn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

– Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Đau Dạ Dày ?
“Ung Thư Dạ Dày” Dấu Hiệu Nhận Biết

Viêm loét dạ dày, tá tràng có lây qua ăn uống ?

Viêm loét dạ dày, tá tràng có lây qua ăn uống ?

Đau dạ dày có lây không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, trong đó có thể kể đến như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, căng thẳng thần kinh… Bên cạnh đó còn có sự giấu mặt âm thầm của một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, đó là Helicobacter pylori (HP).

Qua quá trình thăm khám và điều trị các trường hợp đau dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện nhiều bệnh nhân có mối quan hệ mật thiết như gia đình, người thân thường có những biểu hiện khá giống nhau như đau vùng thượng vị, ợ chua… đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.

Chính vì vậy có thể kết luận rằng bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, nếu bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn HP mà không chủ động phòng tránh cho người khác cũng như tìm cách điều trị dứt điểm.

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP
Có rất nhiều con đường có thể lây nhiễm vi khuẩn HP trong đó các con đường chính là:

Đường miệng – miệng
Ngoài vị trí cư trú trong dạ dày, vi khuẩn HP còn được tìm thấy trong nước bọt của bệnh nhân. Chính vì vậy mà bệnh đau dạ dày có thể lây nhiễm thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh như dùng chung bát đũa, hôn, người lớn nhai mớm cơm cho trẻ.

Đường dạ dày – miệng
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải khổ sở với chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Cảm giác không chỉ khó chịu, bỏng rát, mà còn là một trong những con đường đưa vi khuẩn HP từ dạ dày lên miệng. Bên cạnh đó, nếu ống nội soi không được vô trùng tốt cũng sẽ là nguồn lây bệnh dễ dàng.

Đường phân – miệng
Nếu không vệ sinh cá nhân thật kỹ sau khi đi tiêu hoặc tiếp xúc với bệnh phẩm, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Con đường trung gian có thể là qua côn trùng như gián, ruồi… nếu thức ăn không được bảo quản tốt.

Các cách phòng tránh

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, bản thân người bệnh cũng như mọi người xung quanh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

– Phát hiện sớm và tích cực điều trị để không còn vi khuẩn HP trong cơ thể, đồng thời cũng nên động viên gia đình và người thân đi khám để cắt đứt nguồn lây bệnh.
– Từ bỏ thói quen nhai, mớm cơm cho trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
– Không nên dùng chung vật dụng cá nhân cũng như bát, đũa… với người bệnh cho đến khi khỏi hẳn.
– Bảo quản kỹ thức ăn để không bị lây bệnh từ các nguồn trung gian.

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi: Đau dạ dày có lây không và một số cách để phòng tránh lây nhiễm bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP mà bạn nên tham khảo và áp dụng. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!