“Ung Thư Dạ Dày” Dấu Hiệu Nhận Biết
Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu đe dọa tới sức khỏe tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm những triệu chứng của ung thư dạ dày vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày, con số này ngày càng gia tăng và Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Việc nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày để phòng tránh kịp thời căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu đều ít phát hiện ra những triệu chứng của bệnh và nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra khi đã quá muộn.
Bệnh ung thư dạ dày cũng có đặc điểm chung giống các loại ung thư khác là ở giai đoạn đầu của ung thư những biểu hiện bệnh ra bên ngoài vì thế nếu như không có kiến thức về bệnh thì nhiều người sẽ nhầm lẫn các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày với các bệnh lý thông thường ở đường tiêu hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư dạ dày:
Chướng bụng đầy hơi
Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày cảm giác chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu. Trong những thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh, triệu chứng này được cảm nhận rõ nhất và mất dần khi bệnh nhân hoạt động thể chất hoặc làm việc. Tình trạng này kéo dài thường khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, dẫn đến ăn kém và mệt mỏi.
Đau tức bụng vùng thường vị (Vùng trên rốn)
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình báo hiệu các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu.Vùng bụng trên rốn thường xuyên xuất hiện cơn đau bất thường, cơn đau diễn ra từng đợt và sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Triệu chứng tương tự giống với những cơn đau dạ dày cấp và mãn tính ở dạ dày nên cần chú ý hơn các dấu hiệu khác đi kèm. Nếu như trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, thấy đau bất cứ lúc nào, không theo quy luật nào thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.
Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt
Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh. Bên cạnh đấy còn không có hứng ăn uống, ăn mất ngon. Người bệnh cảm thấy hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, ngay cả những món yêu thích hay khi đổi món, ghét ăn thịt, nhất là thịt mỡ.
Xuất huyết đường tiêu hóa
– Đây có thể nói là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm – loét dạ dày, là triệu chứng báo hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Một số biểu hiện thường thấy đó là người bệnh bị nôn hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
– Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen. Phân đen như bã cà phê, mùi đặc biệt do máu đã được tiêu hóa một phần, cũng có thể có màu mận, màu đỏ do chảy máu đoạn trên ống tiêu hóa.
Sờ thấy u trước ngực
Ở một số trường hợp bệnh nặng khối u đã phát triển lớn thì người bệnh có thể sờ thấy khối u bất thường trước bụng mình. Khi phát hiện triệu chứng này chứng tỏa bệnh đã rơi vào trường hợp khá nặng mà bệnh nhân nên có biện pháp khắc phục bệnh sớm nhất có thể. Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thất bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau.
Giảm cân nhanh, người mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Có rất nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và xuất hiện kết hợp các biểu hiện trên. Khi các tế bào ung thư phát triển thì cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, kèm theo tình trạng sụt giảm cân nhanh chóng. Tình trạng này kéo dài thường khiến người bệnh bị suy nhược rất nhanh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển trong khi người bệnh dần dần không còn đủ sức chống đỡ.
Ung thư dạ dày là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng về ung thư dạ dày để điều trị kịp thời sẽ có cơ hội kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nói trên hoặc nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, bạn hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế và phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất.
Các giai đoạn phát triển của Ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngày nay Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm khi chưa di căn sang các bộ phận khác. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn đầu này khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
Giai đoạn 1: Ung thư dạ dày sẽ biểu hiện một trong số các dấu hiệu sau:
– Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau:
Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
Giai đoạn 3: Xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau đây:
Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
Giai đoạn 4:
Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
Phòng ngừa Ung thư dạ dày
Việc phát hiện Ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn do không có dấu hiệu đặc trưng và việc tầm soát bệnh còn hạn chế. Tỷ lệ điều trị thành công Ung thư dạ dày ở các giai đoạn muộn rất thấp, tỷ lệ sống chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện Ung thư dạ dày ở giai đoạn IV. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này cũng như các nguy cơ mà nó gây ra.
Một số biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày được khuyến cáo như sau:
– Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, một số nghiên cứu chỉ ra, diệt sạch vi khuẩn Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, kháng thể OvalgenHP đều nên được sử dụng với liều lượng thích hợp để giúp đạt được hiệu quả phòng ngừa và điều trị triệt để.
– Hạn chế sử dụng các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài.
– Xây dựng lối sống lành mạnh: một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể là cơ sở giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày hiệu quả.
Nhìn chung, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chúng ta cần có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học cùng với tập luyện và sinh hoạt hợp lý và thăm khám định kỳ sức khỏe hàng năm để có thể phát hiện sớm và phòng tránh ung thư dạ dày cũng như nhiều bệnh khác hiệu quả.