Huyết áp và những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.


Share

Những căn bệnh về huyết áp ngày nay gia tăng đáng kể và báo động. Những căn bệnh này nếu không được kiểm soát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Vì thế mọi người nên trang bị các kiến thức về bệnh lý để phòng và chống các bệnh lý này.

1. Huyết áp là gì ?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại – (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).

Khi ở mức độ trung bình do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và tiếp tục giảm khi máu di qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim.

Đơn vị áp lực đo là milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp ở người được đo ở động mạch tay, là mặt trong của tay ở vị trí cùi trỏ.

huyết áp là gì ?

2. Các yếu tố ảnh hưởng  
Yếu tố bên trong cơ thể

  • Sức co bóp của tim
    Sức co bóp của tim ảnh hưởng lớn đến huyết áp. Vì khi tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ làm áp lực của máu tăng lên thành động mạch càng lớn hơn. Khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp. Hưng phấn sẽ làm tim đập nhanh hơn bình thường.

  • Sức cản của động mạch
    Máu chảy trong các động mạch để đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Do đó nếu động mạch có sự co dãn tốt, không có nhiều cản trở thì máu sẽ dễ dàng di chuyển hơn, lúc đó huyết áp sẽ ổn định. Còn trong trường hợp sơ vữa động mạch khiến thành mạch đàn hồi kém thì máu sẽ khó khăn trong việc di chuyển. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ làm huyết áp tăng cao. Tình trạng xơ vữa đông mạch gây ra bệnh cao huyết áp hay xuất hiện ở người cao tuổi.

  • Lượng máu
    Khi lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Điều này xảy ra do lượng máu không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành động mạch. Khi con người bị mất quá nhiều máu, huyết áp sẽ giảm làm nguy hiểm đến tính mạng khi không đủ máu đi nuôi cơ thể.

yếu tố bị tăng huyết áp

Yếu tố bên ngoài cơ thể

  • Tư thế ngồi
    Bạn sẽ không ngờ được rằng tư thế đứng hay ngồi của bản thân lại ảnh hưởng đến huyết áp. Thực chất bạn nên tập tư thế ngồi đúng thẳng lưng và vai. Đống thời nên để bàn chân chạm đất chứ không nên để chân lơ lửng. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó huyết áp của bạn luôn ở mức ổn định.

  • Chế độ ăn uống, sinh họat
    Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và huyết áp của mỗi người. Rất nhiều người thường xuyên dùng các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật. Đồng thời có những người ăn mặn , hay sử dụng những chất kích thích như rượu bia, cafe cũng gây ra các bệnh như xơ cứng thành động mạch hoặc máu nhiễm mỡ.

Chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học ũng sẽ giúp phòng tránh các bệnh về huyết áp. Mỗi ngày chúng ta nên hoat động thể dục ít nhất 30 phút. Với những người mới bắt đầu nên chú ý đến việc tăng cường độ mỗi người. Chế độ này để rèn sức bền và dẻo dai chứ không nên tập với cường độ cao.

3. Cách phòng bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng mọi người cần xây dựng lối sống khoa học để tránh được các bệnh huyết áp

  • Dinh dưỡng : Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tích cực ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, rau, hoa quả… Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế nước có cồn và chất kích thích..
  • Thể lực : Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng tăng cường sức bền như đi bộ, đạp xe
  • Sinh hoạt : Ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, không thức khuya, dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng mệt mỏi
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe bằng máy đo y tế.

phòng tránh tăng huyết áp

Các bệnh lý này thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người. Đặc biệt là ở người cao tuổi. Thành động mạch đã trở nên yếu hơn, không còn dẻo dai như xưa nữa. Vậy nên hãy hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để điều chỉnh lối sống của bản thân và sức khỏe gia đình. 

Tham khảo : Bệnh tim mạch và chế độ ăn hợp lý